Chia sẻ kinh nghiệm mở lớp- cơ sở mầm non

Chia sẻ kinh nghiệp mở lớp – cơ sở mầm non tư thục TƯ VẤN THÀNH LẬP TRƯỜNG MẦM NON
  1. Điều Kiện Thành Lập Trường Mầm Non Tư Thục:

Nhà trường, nhà trẻ tư thục được Uỷ ban nhân dân huyện cho phép thành lập khi bảo đảm các điều kiện sau:

– Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phư­ơng, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em đi học;

– Có từ ba nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trở lên với số lượng ít nhất 50 trẻ em và có không quá 15 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo;

– Có đủ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên theo tiêu chuẩn quy định tại Điều14, Điều15 và Điều 22 của quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non tư thục.

– Có cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định tại Điều 29 của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non.

  1. Hồ Sơ Thành Lập Trường Mầm Non Tư Thục:
Hồ sơ đề nghị cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ tư thục gồm:

– Đề án thành lập nhà trường, nhà trẻ tư thục.

– Tờ trình về đề án thành lập, cơ cấu tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ tư thục.

– Dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động nội bộ của nhà trường, nhà trẻ tư thục, bản cam kết đảm bảo an toàn và thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

– Ý kiến bằng văn bản của phòng giáo dục và đào tạo về việc cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ tư thục.

– Báo cáo giải trình của tổ chức, cá nhân xin thành lập trường về việc tiếp thu ý kiến của phòng giáo dục và đào tạo và báo cáo thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cấp huyện (nếu có).

– Bản cam kết trong thời gian không quá 3 năm kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập sẽ xây dựng xong trường, lớp và đầu tư trang thiết bị đảm bảo quy mô, chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo Đề án thành lập.

– Văn bản xác nhận của cấp có thẩm quyền về khả năng tài chính và cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu hoạt động của trường; quyền sử dụng đất hoặc giao đất.

– Nếu là thuê địa điểm, thuê nhà, thuê đất thì phải có giấy tờ thuê phù hợp với pháp luật hiện hành.

Hồ sơ nhân sự:

– Danh sách (dự kiến) kèm theo lý lịch, bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của thành viên hội đồng quản trị, chủ đầu tư và của ng­ười dự kiến làm hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng;

– Danh sách kèm hồ sơ lý lịch, bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của giáo viên, nhân viên, bản cam kết thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và đảm bảo an toàn cho trẻ em.

– Hồ sơ phải được điều chỉnh theo quy định của pháp luật khi chuyển nhượng, sang tên hoặc chuyển địa điểm.

  1. Thủ Tục Thành Lập Trường Mầm Non Tư Thục

– Cá nhân hoặc tổ chức chuẩn bị 02 bộ hồ sơ nộp và nhận kết quả tại bộ phận một cửa của UBND quận, huyện.

– Phòng giáo dục và đào tạo nhận hồ sơ, xem xét hồ sơ. Sau khi xem xét, phòng giáo dục và đào tạo có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ xin thành lập nhà trường, nhà trẻ tư thục đến Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

– Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ tư thục theo quy định.

– Trường hợp không cho phép thành lập, Uỷ ban nhân dân cấp huyện có văn bản thông báo lý do và hướng giải quyết cho phòng giáo dục và đào tạo.

– Phòng giáo dục và đào tạo thực hiện chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, trả lời tổ chức hoặc cá nhân xin mở trường.

Thẩm quyền thành lập nhà trường, nhà trẻ tư thục: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép thành lập đối với nhà trường, nhà trẻ tư thục.

  THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP
  1. Đơn xin thành lập trường:
  2. a) Có xác nhận của địa phương nơi cư trú của người đứng tên mở trường.
  3. b) Có ý kiến của UBND phường, xã nơi trường đặt trụ sở.
  4. Luận chứng khả thi:
a). Phù hợp mạng lưới trườnglớp trên địa bàn; đáp ứng nhu cầu học tập, chăm sóc, giáo dục trẻ tại địa phương. b). Quy mô trường lớp.
  1. c) Tổ chức nhân sự: Cán bộ quản lý, giáo viên
  2. d) Cơ sở vật chất, trang thiết bị, …
– Địa điểm đặt trường. – Diện tích: + 6m2 / 1 trẻ (nội thành) + 10m2 / 1 trẻ (ngoại thành). + Trong đó 50% là diện tích sân, vườn. – Cơ cấu khối công trình: + Phòng học. + Phòng làm việc. + Phòng hoạt động âm nhạc, rèn luyện thể chất. + Hội trường. + Bếp ăn, sân vườn, hệ thống nước, nhà vệ sinh. – Yêu cầu về thiết kế, xây dựng: + Mẫu nhà (thiết kế theo quy chuẩn trường học) + Thiết kế (xây dựng kiên cố, nền gạch men) + Môi trường.
  1. e) Tài chính:
– Vốn pháp định (vốn ban đầu) – Kinh phí hoạt động.
  1. Đề án tổ chức và hoạt động:
  2. a) Mục đích:
  3. b) Kế hoạch và phương hướng hoạt động
– Tổ chức nhân sự: + Ban giám hiệu + Giáo viên + Nhân viên + Đối tượng tuyển sinh – Cơ sở vật chất và phương tiện giảng dạy. – Chương trình giảng dạy. – Quy mô phát triển trường lớp, học sinh. – Kinh phí hoạt động.
  1. c) Đề nghị
  2. Hồ sơ Hiệu trưởng (hoặc chủ trường)
– Sơ yếu lý lịch – Bản sao bằng cấp – Bản sao hộ khẩu thường trú tại thành phố – Phiếu khám sức khỏe HƯỚNG DẪN HỒ SƠ VÀ THỦ TỤC THÀNH LẬP TRƯỜNG MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP (NHÀ TRẺ VÀ MẪU GIÁO)
  1. Đơn xin thành lập trường:
  2. a) Có xác nhận của địa phương nơi cư trú của người đứng tên mở trường.
  3. b) Có ý kiến của UBND phường, xã nơi trường đặt trụ sở.
  4. Luận chứng khả thi:
a). Phù hợp mạng lưới trườnglớp trên địa bàn; đáp ứng nhu cầu học tập, chăm sóc, giáo dục trẻ tại địa phương. b). Quy mô trường lớp.
  1. c) Tổ chức nhân sự: Cán bộ quản lý, giáo viên
  2. d) Cơ sở vật chất, trang thiết bị, …
– Địa điểm đặt trường. – Diện tích: + 6m2 / 1 trẻ (nội thành) + 10m2 / 1 trẻ (ngoại thành). + Trong đó 50% là diện tích sân, vườn. – Cơ cấu khối công trình: + Phòng học. + Phòng làm việc. + Phòng hoạt động âm nhạc, rèn luyện thể chất. + Hội trường. + Bếp ăn, sân vườn, hệ thống nước, nhà vệ sinh. – Yêu cầu về thiết kế, xây dựng: + Mẫu nhà (thiết kế theo quy chuẩn trường học) + Thiết kế (xây dựng kiên cố, nền gạch men) + Môi trường.
  1. e) Tài chính:
– Vốn pháp định (vốn ban đầu) – Kinh phí hoạt động.
  1. Đề án tổ chức và hoạt động:
  2. a) Mục đích:
  3. b) Kế hoạch và phương hướng hoạt động
– Tổ chức nhân sự: + Ban giám hiệu + Giáo viên + Nhân viên + Đối tượng tuyển sinh – Cơ sở vật chất và phương tiện giảng dạy. – Chương trình giảng dạy. – Quy mô phát triển trường lớp, học sinh. – Kinh phí hoạt động.
  1. c) Đề nghị
  2. Hồ sơ Hiệu trưởng (hoặc chủ trường)
– Sơ yếu lý lịch – Bản sao bằng cấp – Bản sao hộ khẩu thường trú tại thành phố – Phiếu khám sức khỏe
  1. Dự thảo “Nội qui tổ chức và hoạt động” của trường.
  2. Hồ sơ về cơ sở vật chất
  3. Cam kết xây dựng trường.
  4. Chứng nhận về khả năng tài chính.
  5. Danh sách trích ngang của giáo viên
– Sơ yếu lý lịch – Văn bằng. – Phiếu khám sức khỏe – Cam kết tham gia giảng dạy.
  1. Danh sách Hội đồng quản trị.
QUY TRÌNH THÀNH LẬP TRƯỜNG MẦM NON

Trước tiên cần liên hệ phòng giáo dục để hỏi xem có mở trường được không?(vị trí mở trường có nằm trong mạng lưới quy hoạch không?). Nếu được thì mới bắt đầu tiến hành thiết kế , xây dựng :

  1. Xây Dựng : Vấn đề này thì phải liên hệ bên công ty XD, theo hình thức chìa khóa trao tay thì tầm 4,2 tr/ m2 , diện tích bao nhiêu thì nhân lên vậy.
  2. Mua sắm đồ chơi – trang thiết bị dạy học ( Theo chuẩn của bộ GD-ĐT)
3. Làm đề án (2 hoặc 3 bộ) gởi lên phòng giáo dục đào tạo quận. Nội dung đề án: – Nêu rõ vị trí, sự cần thiết của việc mở trường. – Giới thiệu về cơ sở vật chất, dự toán kinh phí đầu tư các hạng mục, bản vẽ chi tiết các phòng ốc. – Hồ sơ nhân sự : Chủ trường (phải qua lớp đào tạo chủ trường, nếu chưa qua đào tạo thì cho nợ lại đào tạo sau), hiệu trưởng, hiệu phó chuyên môn, hiệu phó bán trú, cấp dưỡng, bảo vệ, tạp vụ, kế toán, nhân viên y tế, giáo viên cho 3 lớp ít nhất 3 GV và 3 bảo mẫu.( 06 GV thì càng tốt) (quy mô ít nhất 3 lớp mới cho mở trường). Tất cả nhân sự phải đầy đủ hồ sơ (bằng cấp liên quan, đơn xin việc, khám sức khỏe, SYLL, CMND, HK + giấy cam kết làm việc khi trường đc cấp phép (bấm lại thành cuốn luôn). 4. Sau khi nộp phòng giáo dục kết hợp với phòng nội vụ, y tế, PCCC này nọ xuống thẩm định năng lực + cơ sở vật chất. Nếu may mắn thì qua còn ko thì đc yêu cầu làm thêm những hạng mục này nọ. Hẹn ngày tái kiểm tra. Nếu tái kiểm tra ko có vấn đề thì cho qua, hẹn 45 ngày cấp quyết định thành lập trường ==> nhẹ nhõm, 100% là có phép rồi. Lúc này có thể đăng bảng tuyển sinh 5. Khi có quyết định thành lập, phải đi đăng ký mẫu dấu, đăng ký thuế, làm hồ sơ PCCC, làm hồ sơ bảo hiểm xã hội, vệ sinh ATTP … và khai trương. 6. Công việc – Hàng ngày phải theo dõi tin tức trên website từ phòng GD, khi có yêu cầu làm báo cáo phải làm và nộp theo hạn. – Vào tháng sau tết phải đón đoàn kiểm tra liên ngành y tế học đường (ít nhất 1 lần/ năm) .Lâu lâu cũng phải đón đoàn của liên sở sau khi đón đoàn cấp quận. – Cuối năm phải báo cáo cuối năm. – Tháng hè phải lập kế hoạch đầu năm nộp lên phòng giáo dục, khi đó phòng giào dục sẽ căn cứ vào nhân sự và năng lực của nhà trường ==> lúc đó sẽ quyêt định năm học này mình đc nhận tối đa bao nhiêu trẻ. – Đầu năm phải đón đoàn kiểm tra chất lượng thực tại đầu năm (đa phần kiểm tra về nhân sự) – Phiền nhất là đám học sinh 5 tuổi, phải báo cáo riêng và đón đoàn thanh tra riêng cho chương trình phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi.

7. Phần bán trú. – Phải có công ty cung cấp thực phẩm rõ ràng. – Phải tính khẩu phần ăn hàng ngày theo đúng nhu cầu dinh dưỡng cho từng lứa tuổi, tiền ăn ko đc thừa cũng ko đc thiếu. Tỉ lệ dinh dưỡng cũng vậy. Cái này đau đầu nhất nhưng cũng đâu vào đó cả.

8. Phần tài chánh (mệt nhất) tháng đầu tiên chưa có hoặc có vài học sinh, nhà trường phải gồng a. mặt bằng nếu của nhà khỏi tính b. Lương hiệu trưởng : 06 tr (ít nhất) c. Lương 2 hiệu phó : Mỗi cô 5 tr (nhưng thường chỉ cần 1 cô chuyên môn thôi, cô bán trú trường nhỏ thì kiếm người kiêm nhiệm) d. Cấp dưỡng 2 người : 7 tr e. Bảo vệ 01 : 3 tr f. Tạp vụ 01 : 3 tr g. Giáo viên 6 người : 18 tr (ít nhất) h. Kế toán + y tế hợp đồng cho có (1 năm chắc làm việc đc 1 ngày, kế toán thì có mặt kiểm tra đầu năm, y tế thì sau tết kiểm tra y tế học đường. Đặc thù công việc tất cả nhân viên mình phải bao ăn trưa, nếu tổ chức bao ăn sáng đc thì càng tốt (do các cô trễ nhất 6h15 phải có mặt ở trường rồi) Nhẩm sơ sơ chưa tính mặt bằng, điện nước này nọ 1 tháng chi tầm 50 tr trong khi mấy tháng đầu không có học sinh. Để trường tự hoạt động được mà ko cần chủ trường “hà hơi tiếp tế đạn dược” với học phí tầm 1 tr2-1tr5/trẻ em nhẩm tính là khoảng 50 học sinh.- Tạm gọi là mức hòa vốn. Như vậy với quy mô trường > 100 học sinh, thì mức lợi nhuận khi đó cũng >50 tr/tháng. Mất 1-2 năm để thu hồi toàn bộ vốn đầu tư ban đầu. Dĩ nhiên khi đó nhiều cá nhân, đơn vị sẽ tính tới việc đầu tư thêm cơ sở nữa. Chúc Anh(chị) có sự đầu tư đúng đắn và thành công với lĩnh vực mầm non- đang là tâm điểm của xã hội hiện nay.

    TỜ TRÌNH ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP NHÓM, LỚP MẦM NON TƯ THỤC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…………, ngày…… tháng…… năm 200…

TỜ TRÌNH ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP NHÓM, LỚP MẦM NON TƯ THỤC  Kính gửi : – Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận (Huyện)….;  – Ủy ban Nhân dân phường(xã) …… Quận (Huyện)….. Tôi tên: ………….… CMND số: ……………………. cấp ngày :…../……/…… tại :…………………… Dân tộc:…… ……… ……….. Quốc tịch:………………………………………………………………… Thành phần:…………………………………………………………………………..  Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………………….  Trình độ học vấn: ……………………………………………………………………. Trình độ chuyên môn:………………………………………………………………… Nay tôi làm đơn này thông qua UBND phường(xã), phòng Giáo dục và Đào tạo Quận (Huyện)… cho phép tôi được mở …………………………………  Tên nhóm, lớp:……………………………………………………………………….. Địa điểm xin mở:……………………………………………………………………… Số điện thoại:…………………………. Người đứng tên sở hữu nhà:……………………………………………………….. Tôi cam kết thực hiện đúng theo kế hoạch mở nhóm, lớp của cá nhân, thực hiện nghiêm túc Quy chế tổ chức và hoạt động của các trường ngoài công lập, Điều lệ trường Mầm non dưới sự hướng dẫn của phòng Giáo dục và Đào tạo và sự quản lý của UBND phường. Nếu không thực hiện đúng những điều đã cam kết, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. CHỦ NHÓM, LỚP  (Ký, ghi rõ họ tên)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                     …., ngày…… tháng…… năm 200…

 KẾ HOẠCH CHI TIẾT THEO TỜ TRÌNH ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP NHÓM, LỚP MẦM NON TƯ THỤC

1/ CHỦ NHÓM, LỚP:  Họ và tên…………….. Năm sinh: …… CMND số ………. cấp ngày:…../……/…… tại ……………………. Dân tộc…………………Quốc tịch……………………………………………………………………………… Thành phần…………………………………………………………………………… Địa chỉ thường trú……………………………………………………………………. Trình độ học vấn ……………………………………………………………………. Trình độ chuyên môn………………………………………………………………… 2/ CƠ SỞ VẬT CHẤT – TRANG THIẾT BỊ :
  1. a) Cơ sở vật chất:
 – Diện tích chung : ………………………………………………………………  – Diện tích sử dụng làm phòng học, ăn, ngủ (ghi rõ số phòng, diện tích ) : + ……………………………………………………………………………….. +………………………………………………………………………………… +……………………………………………………………………………….. – Diện tích công trình phụ :  + Nhà bếp:……………………………………………………………………. + Nhà vệ sinh:………………………………………………………………… + Phòng y tế:………………………………………………………………… – Diện tích các phòng khác như phòng hoạt động âm nhạc, thể dục …(nếu có):  + ……………………………………………………………………………….. +………………………………………………………………………………… +……………………………………………………………………………….. – Diện tích sân vườn: ……………..
  1. b) Các đồ dùng trang thiết bị gồm có
: – Phục vụ cho hoạt động nuôi và chăm sóc sức khoẻ: +……………………………………………………………………………….. +……………………………………………………………………………….. +……………………………………………………………………………….. +……………………………………………………………………………….. – Phục vụ cho hoạt động giáo dục: +……………………………………………………………………………….. +……………………………………………………………………………….. +……………………………………………………………………………….. +……………………………………………………………………………….. +……………………………………………………………………………….. – Phục vụ cho công tác văn phòng: +………………………………………………………………………………… +………………………………………………………………………………… +………………………………………………………………………………… 3/ THU NHẬN TRẺ, TỔ CHỨC NHÓM, LỚP VÀ HỌC PHÍ:
  1. Thu nhận trẻ: – Tổng số trẻ thu nhận:………………………………………………………….
+ ……………………………………………………………………………….. +………………………………………………………………………………… +………………………………………………………………………………..
  1. Tổ chức nhóm, lớp, giáo viên:
– Nhà trẻ: ………………………………………………………………………..  – Mẫu giáo:……………………………………………………………………….
  1. c) Học phí (Tỉ lệ thu chi các khoản, phân tích cụ thể)
– Thu chi trả giáo viên, CNV : …………………………………………….. – Thu chi trả người quản lý :………………………………………………  – Thu chi khấu hao cơ sở vật chất :…………………………………………… – Thu bổ sung đồ dùng, đồ chơi :……………………………………………… – Thu bổ sung đồ dùng bán trú :……………………………………………… – Thu tiền ăn : ……………………………………………..  – Các khoản khác :……………………………………………… 4/ NHÓM TRƯỞNG PHỤ TRÁCH CHUYÊN MÔN, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN :
  1. a) Nhóm trưởng:
– Họ và tên:………………………………………….. Năm sinh:………………  – Dân tộc:………………………………………………………………………… – Thành phần:……………………………………………………………………  – Trình độ học vấn: …………………………………………………………….  – Trình độ chuyên môn:…………………………………………………………
  1. b) Giáo viên, nhân viên:
– Tổng số :……………….. – Danh sách trích ngang: Stt Họ và tên HV,CM Tôn giáo Nhiệm vụ Địa chỉ thường trú 5/ PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN NUÔI DẠY THEO QUYẾT ĐỊNH 55 VỀ MỤC TIÊU ĐÀO TẠO NHÀ TRẺ, MẪU GIÁO DO BỘ GD – ĐT BAN HÀNH: ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………      Chủ nhóm, lớp (Ký, ghi rõ họ tên) ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP NHÓM, LỚP MẦM NON TƯ THỤC 1/ Việc mở nhóm, lớp mầm non tư thục phải phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục mầm non của phường. 2/ Chủ nhóm, lớp:  – Là người đứng tên xin phép thành lập nhóm lớp. – Có hộ khẩu thường trú hoặc KT3 tại TPHCM.  – Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp phổ thông trung học. – Chủ nhóm, lớp chịu trách nhiệm trước chính quyền và ngành giáo dục về toàn bộ hoạt động của nhóm, lớp do mình làm chủ. – Ký hợp đồng sử dụng lao động và trả tiền công cho người lao động theo pháp lệnh về hợp đồng lao động của nhà nước đã ban hành. 3/ Giáo viên: Có đủ số lượng giáo viên tốt nghiệp sư phạm mầm non theo nhu cầu chăm sóc trẻ. Bảo đảm an toàn tuyệt đối tính mạng trẻ. 4/ Cơ sở vật chất:
  1. a) Địa điểm mở lớp phải: sạch sẽ, thoáng mát, không gần nơi có chất độc hại, dễ cháy, dễ nổ; Xa đường dây cao thế; Không dùng nơi phụng tự và sinh hoạt tôn giáo để nuôi dạy trẻ.
  2. b) Phòng học: có phòng cho lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, bảo đảm các quy định của ngành: đồ chơi.đồ dùng dạy học… Diện tích bình quân:2m2/1 cháu.
  3. c) Không chấp nhận các tổ chức tôn giáo (nhà thờ, nhà chùa..) đứng ra tổ chức nhóm, lớp MNTT trong khuôn viên nhà chùa, nhà thờ. Nếu cá nhân các thành viên của tổ chức tôn giáo đứng ra xin mở nhóm, lớp MNTT phải thực hiện theo Quy chế, có khuôn viên riêng, có bảng để tên trường, lớp, có cổng và tường rào bao quanh. Khi xét cho thành lập các cơ sở này, các cơ quan hữu quan phải phối hợp để xem xét về mọi mặt, đảm bảo thực hiện đúng Quy chế tổ chức quản lý trường lớp ngoài công lập và Điều lệ trường Mầm non của Bộ GD-ĐT đã ban hành.
5/ Chỉ sau khi được cấp phép thành lập, lớp MNTT mới có tư cách pháp nhân và được hoạt động.  6/ Các trường hợp hoạt động không phép của lớp MNTT sẽ bị UBND phường xử lý theo quy định hiện hành. HỒ SƠ MỞ NHÓM, LỚP MẦM NON TƯ THỤC Được lập thành 3 bộ. Mỗi bộ gồm: 1/ Tờ trình đề nghị thành lập nhóm, lớp (theo mẫu) 2/ Kế hoạch chi tiết (theo mẫu) 3/ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (bản sao có thị thực) hoặc Hợp đồng thuê nhà (có công chứng nhà nước) . 4/ Hồ sơ cá nhân của chủ nhóm, lớp và giáo viên, nhân viên: – Lý lịch cá nhân (theo mẫu)  – Phiếu khám sức khỏe – Hợp đồng lao động (theo mẫu) – Bản sao hộ khẩu – Bản sao CMND

– Bản sao văn bằng văn hóa, văn bằng chuyên môn.

* Đối với cấp dưỡng phải có xét nghiệm (phổi, nước tiểu..) không có bệnh truyền nhiễm.

* Các bản sao phải có thị thực.

5/ Cơ sở vật chất: Diện tích phòng học bình quân 2m2 /1 cháu. Không sử dụng chung với sinh hoạt của gia đình. Bếp ăn theo quy trình 1 chiều. Nhà vệ sinh theo quy định phục vụ lứa tuổi mầm non. Có trang thiết bị phục vụ nuôi dạy trẻ. + Đảm bảo an toàn PCCC. + Phiếu xét nghiệm mẫu nước.

  • Nơi nhận hồ sơ: UBND phường (thời gian thụ lý hồ sơ là 25 ngày tính từ khi nộp đủ hồ sơ hợp lệ).

QUY TRÌNH THỤ LÝ HỒ SƠ

  • Cá nhân xin mở nhóm, lớp MNTT liên hệ UBND phường để được hướng dẫn làm hồ sơ.
  • Cá nhân nộp hồ sơ cho UBND phường (3 bộ).
  • UBND phường thụ lý hồ sơ hợp lệ, phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo kiểm tra cơ sở vật chất (có ghi biên bản).
  • Nếu đủ điều kiện về hồ sơ và CSVC, UBND phường làm văn bản thỏa thuận gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo (kèm theo 1 bộ hồ sơ hợp lệ).
  • Phòng Giáo dục và Đào tạo có ý kiến trả lời UBND phường.
  • UBND phường căn cứ văn bản thỏa thuận đã có ý kiến của Phòng Giáo dục và Đào tạo để ra Quyết định cho phép lớp MNTT hoạt động (gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo 1 Quyết định để quản lý về chuyên môn).
  • UBND phường trả lời bằng văn bản cho cá nhân trong trường hợp cá nhân không đủ điều kiện để mở lớp MNTT.
  • Thời gian thụ lý hồ sơ không quá 25 ngày tính từ khi nộp đủ hồ sơ. ______________________________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                   ….., ngày tháng năm 200

TỜ TRÌNH ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP NHÓM, LỚP MẦM NON TƯ THỤC  Kính gởi:   – Phòng Giáo dục và Đào tạo quận (Huyện) – UBND phường(xã) ………. quận (Huyện).  Tôi tên: …………………………………………….. CMND số ………………… cấp ngày ………./………./………….. tại ……………………. Dân tộc: ………………………………………. Quốc tịch: ………………………………………. Thành phần: ………………………………………. Địa chỉ thường trú: ………………………………………. Trình độ văn hoá: ………………………………………. Trình độ chuyên môn: ……………………………………….

Căn cứ quyết định số …………../ ngày ……………….. do UBND phường ………… cấp phép hoạt động. Nay tôi làm đơn này kính gởi UBND phường ……….. và Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình cho phép tôi được gia hạn giấy phép hoạt động của nhóm, lớp MNTT ………………… Tôi xin cam kết thực hiện đúng theo kế hoạch mở nhóm lớp, quy chế tổ chức hoạt động của trường ngoài công lập và điều lệ trường Mầm non do Bộ GD – ĐT ban hành. CHỦ NHÓM (Ký tên) * Ghi chú: – Đính kèm: bản sao quyết định. – Danh sách GV, CNV ở thời điểm xin gia hạn giấy phép kèm theo HĐLĐ. – Hợp đồng thuê nhà (có công chứng) nếu là nhà thuê.

QUY TRÌNH GIA HẠN GIẤY PHÉP

1/ Chủ nhóm, lớp MNTT liên hệ UBND phường để được hướng dẫn và nộp hồ sơ cho UBND phường (3 bộ). 2/ UBND phường thụ lý hồ sơ hợp lệ, phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo kiểm tra cơ sở vật chất (có ghi biên bản).

3/ Nếu đủ điều kiện về hồ sơ và CSVC, UBND phường làm văn bản thỏa thuận gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo (kèm theo 1 bộ hồ sơ hợp lệ).

4/ Phòng Giáo dục và Đào tạo có ý kiến trả lời UBND phường. 5/ UBND phường căn cứ văn bản thỏa thuận đã có ý kiến của Phòng Giáo dục và Đào tạo để ra Quyết định gia hạn giấy phép cho phép lớp MNTT hoạt động (gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo 1 Quyết định để quản lý về chuyên môn). ______________________________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…., ngày tháng năm 200

ĐƠN XIN THAY ĐỔI GIẤY PHÉP LỚP MẦM NON TƯ THỤC

Kính gởi:   – Phòng Giáo Dục quận (huyện)…. – UBND phường(xã) ………. quận(huyện)…..  Tôi tên: …………………………………………….. CMND số ………………… cấp ngày ………./………./………….. tại ……………………. Dân tộc: ………………………………………. Quốc tịch: ………………………………………. Thành phần: ……………………………………….

Địa chỉ thường trú: ……………………………………….

Trình độ văn hoá: ……………………………………….

Trình độ chuyên môn: ……………………………………….

Căn cứ quyết định số …………../ ngày ……………….. do Phòng Giáo dục quận (huyện) ………… cấp phép hoạt động. Nay tôi làm đơn này kính gởi UBND phường(xã) ……….. và Phòng GD quận (huyện) cho phép tôi được thay đổi giấy phép hoạt động của nhóm, lớp MNTT ………………… Tôi xin cam kết thực hiện đúng theo kế hoạch mở nhóm lớp, quy chế tổ chức hoạt động của trường ngoài công lập và điều lệ trường mầm non do Bộ GD – ĐT ban hành.

CHỦ NHÓM  (Ký tên)  * Ghi chú: – Đính kèm: bản sao quyết định. – Danh sách GV, CNV ở thời điểm xin gia hạn giấy phép kèm theo HĐLĐ. – Hợp đồng thuê nhà (có công chứng) nếu là nhà thuê.     QUY TRÌNH THAY ĐỔI GIẤY PHÉP

 1/ Chủ nhóm, lớp MNTT liên hệ UBND phường để được hướng dẫn và nộp hồ sơ cho UBND phường (3 bộ). 2/ UBND phường thụ lý hồ sơ hợp lệ, phối hợp Phòng GD kiểm tra cơ sở vật chất (có ghi biên bản). 3/ Nếu đủ điều kiện về hồ sơ và CSVC, UBND phường làm văn bản thỏa thuận gửi Phòng GD (kèm theo 1 bộ hồ sơ hợp lệ).

 4/ Phòng GD có ý kiến trả lời UBND phường.

5/ UBND phường căn cứ văn bản thỏa thuận đã có ý kiến của Phòng GD để ra Quyết định gia hạn giấy phép cho phép lớp MNTT hoạt động (gửi về Phòng GD 1 Quyết định để quản lý về chuyên môn). ______________________________

Mỗi lớp mẫu giáo được nhận tối đa 35 trẻ

Nhóm trẻ từ 3 – 36 tháng tuổi được quy định tối đa từ 15-25 trẻ/lớp. Lớp mẫu giáo quy định cho trẻ từ 3 – 6 tuổi tối đa là 25-35 trẻ/lớp. Bộ GD-ĐT vừa ban hành Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT về Điều lệ trường mầm non.Theo đó, số trẻ được quy định tối đa cho mỗi nhóm tuổi được nêu rõ: 15 trẻ/lớp tuổi từ 3 – 12 tháng tuổi; 20 trẻ với nhóm 13 – 24 tháng tuổi và 25 trẻ/lớp với từ 25 – 36 tháng tuổi.Lớp mẫu giáo cũng quy định, trẻ từ 3 – 4 tuổi không quá 25 cháu/lớp, tương tự trẻ 4-5 tuổi là 30 cháu và 5 – 6 tuổi là 35 cháu. Điều lệ cũng chỉ rõ, nếu số lượng trẻ em trong mỗi nhóm, lớp không đủ 50% so với số trẻ tối đa thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép hoặc lớp mẫu giáo ghép.Khi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có một trẻ khuyết tật học hòa nhập thì sĩ số của lớp được giảm năm trẻ. Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo không quá hai trẻ cùng một loại tật. Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có đủ số lượng giáo viên theo quy định hiện hành. Nếu nhóm, lớp có từ 2 giáo viên trở lên thì phải có 1 giáo viên phụ trách chính.Bên cạnh đó, nhà trường, nhà trẻ có thể có thêm nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo (gọi là điểm trường) ở những địa bàn khác nhau để thuận tiện cho trẻ đến trường. Phụ trách điểm trường sẽ do một phó hiệu trưởng hoặc một giáo viên phụ trách lớp Mỗi trường, mỗi nhà trẻ không có quá 7 điểm trường.Các nhà trường, nhà trẻ phải đảm bảo định kỳ kiểm tra sức khỏe trẻ em hai lần trong một năm học. Theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ em: trẻ dưới 24 tháng tuổi một tháng cân trẻ một lần; trẻ trên 24 tháng tuổi một quý cân trẻ một lần.Điều kiện để thành lập nhà trường, nhà trẻ được quy định phải đảm bảo có từ ba nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trở lên với số lượng ít nhất 50 trẻ em và có không quá 15 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.Diện tích sử dụng đất bình quân tối thiểu 12m2 cho một trẻ đối với khu vực nông thôn và miền núi; 8m2 cho một trẻ đối với khu vực thành phố và thị xã.Phòng sinh hoạt chung của trẻ phải đảm bảo 1,5 – 1,8m2 cho một trẻ; đủ ánh sáng tự nhiên và thoáng; nền nhà láng xi măng, lát gạch màu sáng hoặc gỗ. Được phép sử dụng phòng sinh hoạt chung làm nơi ăn, ngủ cho trẻ mẫu giáo. Phòng ngủ đảm bảo 1,2 – 1,5m2 cho một trẻ; đảm bảo yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Phòng vệ sinh đảm bảo 0,4 – 0,6m2 cho một trẻ; đối với trẻ mẫu giáo có chỗ riêng cho trẻ em trai, trẻ em gái. Hiên chơi đảm bảo 0,5 – 0,7m2 cho một trẻ, chiều rộng không dưới 2,1m; có lan can bao quanh cao 0,8-1m.Giáo viên mầm non phải đạt trình độ chuẩn là tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non. Nhân viên y tế học đường, kế toán trong trường đạt chuẩn trình độ trung cấp theo chuyên môn được giao. Đối với nhân viên thủ quỹ, thư viện, văn thư, nấu ăn, bảo vệ phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ được giao.

THÀNH LẬP TRƯỜNG MẦM NON- TỈNH …………………..Thành lập trường Mầm non (Ban hành kèm theo Quyết định số          /QĐ-UBND ngày         tháng     năm 20 của Ủy ban nhân dân tỉnh                     ) 1. Lĩnh vực: Cơ sở vật chất và thiết bị trường học 2. Trình tự thực hiện: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật: cá nhân liên hệ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của cấp huyện để được hướng dẫn thủ tục và lấy mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính điền thông tin theo yêu cầu; Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện; – Khi đến nộp hồ sơ: cá nhân, tổ chức nộp đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định pháp luật; – Cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: + Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ, công chức nhận và viết giấy hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ; + Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời. Bước 3: Đến ngày hẹn trả kết quả trong phiếu, người nộp hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện để nhận kết quả (trường hợp nhận hộ thì phải có giấy uỷ quyền hợp lệ). – Người nộp hồ sơ đóng phí, lệ phí (nếu có). Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả trong ngày làm việc: – Sáng  : từ 07h đến 11h30. – Chiều: từ 13h đến 16h30. 3. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp huyện. 4. Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Thành phần hồ sơ bao gồm: – Đề án thành lập trường; – Tờ trình về đề án thành lập trường, dự thảo Quyết định cho phép thành lập trường, điều lệ hoặc Quy chế hoạct động của trường; – Ý kiến bằng văn bản của Chính quyền địa phương, các cơ quan liên quan về việc thành lập trường; – Sơ yếu lý lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến làm Hiệu trưởng ; danh sách trích ngang,bằng cấp chứng chỉ của đội ngũ giáo viên, công nhân viên; – Hồ sơ về nhà đất (Xác nhận của cấp có thẩm quyền); – Văn bản của cấp thẩm quyền xác nhận về khả năng tài chính; – Cam kết của chủ trường, tổ chức mở trường ( Hội đồng quản trị…); – Luận chứng khả thi. b) Số lượng hồ sơ: 05 bộ 5. Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ 6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, Tổ chức 7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):Phòng Giáo dục và Đào tạo. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:  Phòng Giáo dục và Đào tạo. d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Phòng Nội vụ. 8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chínhPhê duyệt báo cáo kết quả thẩm định 9. Lệ phí: Không 10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không 11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không 12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: – Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/04/2008 của Bộ GDĐTvề việc ban hành điều lệ trường mầm non. – Quyết định số 41/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25/7/2008 của Bộ GDĐT về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non tư thục.

GIẤY PHÉP KINH DOANH NHÀ TRẺ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

****************   

KẾ HOẠCH, QUY CHẾTỔ CHỨC & HOẠT ĐỘNGNHÓM TRẺ MẦM NON ……………………….  

 Chủ nhóm trẻ :                            

Địa chỉ :                                       

Liên hệ :                                       

Email :                                  

Tháng ………. năm ……………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

**************** 

TỜ TRÌNH XIN THÀNH LẬP NHÓM TRẺ MẦM NON VƯỜN TÀI NĂNG 

Kính gửi:  UBND Phường  

Tôi tên:

Sinh ngày:

CMND:                            . Ngày cấp:              Nơi cấp:

CAHộ khẩu thường trú tại:

Nhận thấy nhu cầu gửi con của nhân dân trong khu vực trong những năm gần đây tăng cao. Trong khi số lượng trường Mầm non – Nhà trẻ tại khu vực còn ít, cung chưa đáp ứng đủ cầu nên một số gia đình phải gửi con ở những phường khác xa nhà.Vì lý do trên, nay tôi viết tờ trình này, kính mong Ban Lãnh Đạo các cấp cho phép tôi dược thành lập Nhóm Trẻ                          tại

Kính mong Ban Lãnh Đạo các cấp xét duyệt!Tôi xin chân thành cảm ơn

                                                                                                                                                                                                                 , ngày   tháng   năm 2018   

                                                                                                                                                                                                              Người viết đơn                                                  

                                  

       CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

****************

Quy Nhơn, ngày    tháng    năm 2018

 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC & HOẠT ĐỘNG NHÓM TRẺ MẦM NON…………………………….. Căn cứ vào quyết định TW 2 khóa VIII về công tác xã hội hóa giáo dục Mầm non.

Căn cứ Văn bản hợp nhất 04/VNHN – BGDĐT ngày 24/12/2015 ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ – BGDĐT ngày 07/04/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành điều lệ trường Mầm non.

Căn cứ Thông tư số 13/2015/TT – BGDĐT về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục.

Căn cứ Nghị định số 69/2008/NĐ – CP ngày 30/5 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đổi vời các hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục, Y tế, Thể thao và Môi trường.Căn cứ vào nhu cầu phát triển Giáo dục mầm non của địa phương phường                  , Thành ph  Căn cứ khả năng điu kiện cơ s vật cht và năng lực tài chính của Nhóm Trẻ ……………….Nhóm trẻ                                 lên kế hoạch tổ chức và hoạt động như sau:  

  1. THÔNG TIN CHUNG :

 

1. Tên nhóm trẻ: NHÓM TRẺ ………….
2. Địa điểm :
3. Quy mô:
4. Loại hình: Nhóm trẻ Tư thục
5. Chủ cơ sở :
6. Sinh ngày:
7. Số CMND : ……………… do CA Bình Định cấp ngày
8. Trình độ văn hóa:
9. Trình độ chuyên môn :
10. Trình độ quản lý:

 

MỤC TIÊU MỞ NHÓM TRẺ MẦM NON …………………………………………….:

Nhóm trẻ mầm non ……………………mở ra nhằm thu hút số trẻ Mầm non đang ở độ tuổi từ 06 tháng tuổi trở lên trên thành phố …………….., tỉnh …………… vào việc chăm sóc và giáo dục tại cơ sở. Các cháu trong độ tuổi được chăm sóc giáo dục theo chương trình Giáo dục Mầm non mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, góp phần chăm sóc giáo dục các cháu Mầm non, hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới XHCN Việt Nam, chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào trường phổ thông.

III. CƠ CẤU TỔ CHỨC:Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên tại Nhóm trẻ mầm non ……………………………………..dự kiến …. người, trong đó:

– Chủ cơ sở :

– Giáo viên :

  1. CHẾ ĐỘ – CHÍNH SÁCH
  2. Ký hợp đồng lao động
  1. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG
  2. Quy mô phát triển:

– Năm học 2017-2018: Nhóm trẻ mầm non ………………. dự kiến có: 01 nhóm, lớp ở các lứa tuổi khác nhau (01 nhóm trẻ).

Tên lớp Số lượng trẻ/ lớp(cháu) Độ tuổi(tháng tuổỉ)
Nhóm trẻ ………….

Số lượng CBCNV:   

  1. Chất lượng chăm sóc giáo dục:
  2. a) Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng:

– Thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ theo quy định của Bộ giáo dục;

– Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.

– Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến và trong quy trình tổ chức giờ ăn

.- Bếp ăn được thiết kế một chiều, đảm bảo vệ sinh.          

Tiếp nhận nguyên liệu ———Sơ chế ———- Chế biến ——– Nấu nướng           ——–Phân chia thức ăn ——–

Bảo quản, vận chuyển đến khu vực ăn.

– Hàng năm ký hợp đồng mua bán thực phẩm cũng như các đồ dùng cá nhân cho các cháu từ các nhà cung cấp uy tín như Big C, Dutch Lady, Unilever,… nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tuyệt đối.- Xây dựng thực đơn theo mùa, phù hợp với từng lứa tuổi nhằm đảm bảo cho trẻ được ăn đúng chế độ quy định.- Có kế hoạch chỉ đạo tốt, giáo viên thực hiện tốt quy trình nuôi dưỡng, tạo không khí vui vẻ trong khi ăn giúp trẻ ăn ngon miệng, hết suất ăn.- Phối họp với các Sở/ Ban ngành địa phương nhằm thực hiện tốt chế độ kiểm tra định kỳ về các mặt: Vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân… Rèn luyện trẻ các kỹ năng, nề nếp, hành vi vệ sinh văn minh.
  1. b) Chất lượng giáo dục:
– Thực hiện đúng, đủ chương trình GDMN mới theo quy định của Bộ giáo dục cho từng độ tuổi.- Triển khai lồng ghép các nội dung Giáo dục Dân số, Giáo dục Dinh dưỡng, Giáo dục kỹ năng sống, Giáo dục luật lệ an toàn giao thông… vào chương trình dạy học và các hoạt động khác.- Đảm bảo 100% tiết dạy có đủ đồ dùng dạy và đồ dùng đồ chơi, trẻ được ứng dụng công nghệ thông tin vào việc học tập và giảng dạy của cô và trẻ trên tất cả các hoạt động….- Đảm bảo đủ các tài liệu và số lượng học phẩm đến từng cháu theo độ tuổi như: Vở tạo hình, vở làm quen với Toán, bút sáp, đất nặn, giấy màu…
  1. Xây dựng điều kiện thiết yếu:
  2. a) Bồi dưỡng đội ngũ:

– Chủ động liên hệ với các trường mầm non công lập, tư thục trên địa bàn để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về quản lý và học tập chuyên môn.- Đẩy mạnh công tác tự bồi dưỡng bằng nhiều hình thức như: kiến tập, tham quan, hoc hỏi trao đổi với bạn đồng nghiệp ở các trường…

  1. b) Cơ sở vật chất, trang thiết bị:

– Cơ sở được xây dựng tại số …………………………- Mặt tiền quay về hướng ……….., không gian yên tĩnh và nhiều ánh nắng, đảm bảo hoạt động vui chơi cho trẻ.- Tổng diện tích xây dựng:- Tổng diện tích sử dụng: ……………………….. bao gồm:01 phòng học diện tích:…………01 phòng ngủ diện tích : …………..- Phòng học kết hợp sân chơi thoáng mát, đồ chơi trang bị hiện đại và an toàn tuyệt đối cho trẻ như : bập bênh, xe điện, thú nhún bằng nhựa cao cấp… và có đầy đủ ánh sáng, được trang bị đầy đủ ĐDĐC và ĐDDH với chất lượng cao, lớp học được trang trí theo chủ đề, các góc chơi phù hợp với từng độ tuổi, tài liệu học tập chuyên môn chuẩn hóa đúng với yếu cẩu của ngành giáo dục quy định tại Điều 31, 32 và 33 của điều lệ trường mầm non.- Trong mỗi phòng học có đầy đủ trang thiết bị hiện đại để chăm sóc, giảng dạy các cháu như: Máy điều hòa, camera để quản lý và phụ huynh quan sát các cháu trực tuyến, quạt treo tường, laptop, tivi LG 43 inch, giường, đệm, chăn gối, giá góc, kệ để đồ chơi, giá treo khăn, treo ca. Bàn ghế bằng nhựa hiện đại, đồ chơi chất lượng cao…- Có máng rửa tay 1,5m với 5 vòi để các cháu rửa tay, tủ đựng đồ cá nhân của trẻ, giá để dép.* 01 bếp ăn: 20m2- Đảm bảo nguyên tắc bếp một chiều, có đủ các trang thiết bị chất lượng cao phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng như: tủ lạnh để lưu mẫu thức ăn, máy lọc nước Kangaroo cung cấp nước uống sạch tuyệt đối cho trẻ, xe đẩy inox để chia thức ăn… kệ phân phối thức ăn bằng đá granit sạch sẽ, an toàn và hợp vệ sinh.* 02 nhà vệ sinh : 4m2 ( 01 nhà vệ sinh/lớp) được thiết kế phù hợp và an toàn cho trẻHàng năm, nhóm trẻ có kế hoạch cải tạo, nâng cấp CSVC, bổ sung mua sắm, bảo quản các thiêt bị đồ dùng, đồ chơi phù hợp với yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ.

  1. Công tác quản lý:

Chủ cơ sở : là người trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhóm trẻ; chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan quản lý giáo dục về việc tổ chức, điều hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và những hoạt động khác trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao.- Giáo viên và nhân viên: là người thừa hành các quy định do chủ nhóm trẻ đề ra, chấp hành đúng nội quy của nhóm trẻ cũng như chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi công tác của mình.- Quản lý hồ sơ cán bộ, giáo viên, nhân viên đúng theo quy định của Nhả nước.- Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý.- Đẩy mạnh công tác kiểm tra nội bộ (tăng cường kiểm tra đột xuất).- Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo hai chiều.- Thu chi được thống nhất với phụ huynh và phù hợp với điều kiện của cơ sở.Nhóm trẻ là một loại hình Giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Để thực hiện phương châm “Giáo dục là nhiệm vụ của toàn xã hội”, chúng tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ về mọi mặt của các ngành về lĩnh vực chuyên môn.Trên đây là toàn bộ Đề án Tổ chức và Hoạt động của Nhóm trẻ mầm non …………………Rất mong nhận được sự quan tâm và xét duyệt của các cấp.Xin chân trọng cảm ơn!                                                                                 

     Người lập kế hoạch

                                                                                

 

   CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do — Hạnh phúcQuy Nhơn,

ngày     tháng     năm 2018

BẢN CAM KẾT

V/v Thực hiện đảm bảo an toàn và nuôi dưỡng chăm sóc trẻ và Chương trình chăm sóc giáo dục mầm non do Bộ GDĐT ban hành tại Nhóm Trẻ Mầm non ………………………...

Kinh gửi: UBND Phường ……………………………. Tôi tên:Địa chỉ:Nhóm Trẻ Mầm non ………………………         cam kết thực hiện theo đúng điều lệ của Vụ Giáo dục Mầm non, góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mầm non về tình cảm, trí tuệ, thể chất và thẩm mỹ.

  • Đảm bảo an toàn thực phẩm trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
  • Đảm bảo đủ, đúng nội dung chương trình Vụ Giáo dục Mầm non đã quy định.
  • Đảm bảo an toàn cho trẻ trong mọi hoạt động
  • Thực hiện tốt cuộc vận động 2 không, 4 nội dung do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.
  • Nhận trẻ đúng chỉ tiêu
Tên lớp Số lượng trẻ/ lớp(cháu) Độ tuổi(tháng tuổỉ)
Nhóm trẻ 15 12  tháng tuổi trở lên

– 100% cán bộ quản lý giáo viên mầm non có trình độ nghiệp vụ chuyên môn về quản lý mầm non.- 100% giáo viên mầm non có trình độ chuẩn về chuyên môn- Không ngừng nâng cấp đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo điều kiện cơ sở giáo dục trẻ.- Chấp hành sự quản lý cùa ngành Giáo dục và Đào tạo, sự quản lý của các cấp địa phương.- Nhóm Trẻ Mầm non ………………………… cam kết hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng và trang thiết bị nuôi dạy trẻ đủ tiêu chuẩn mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra, thực hiện tốt theo bản cam kết.Nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.Chủ Nhóm Trẻ

  UBND PHƯỜNG ……………………                                                            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM     

NHÓM TRẺ ……………………….                                                                             Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCHNÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC DINH DƯỠNG VÀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

– Căn cứ vào chỉ thị 08/1999 CT-TTg ngày 15/4/1999 của Thủ tướng Chính phủ.- Căn cứ vào chương trình mục tiêu quốc gia “Đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm” năm 2000.- Căn cứ nội dung buổi họp của Sở GDĐT và Sở Y tế ngày 19/5/2000- Rút kinh nghiệm các trường hợp xảy ra ngộ độc thực phẩm tại các trường, cơ quan xí nghiệp.- Nhóm Trẻ Mầm non ………………………… ra kế hoạch thực hiện – nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, cụ thể như sau:

  1. MỤC ĐÍCH:

– Để đảm bảo cho sức khỏe của các cháu tại nhóm trẻ.- Đề phòng các dịch bệnh qua đường ăn uống.- Giúp đội ngũ GV, NV có ý thức giữ gìn vệ sinh đồ dùng, vệ sinh thực phẩm, nguồn nước uống.- Giáo dục trẻ biết rửa tay, lau mặt, biết giữ vệ sinh cá nhân, không ăn quà vặt, hàng rong ngoài đường.

  1. CÁC YÊU CẦU VẼ SINH MÔI TRƯỜNG:
  2. Môi trường chung:

– Bố trí phòng học kết hợp với sân chơi, đồ chơi phù hợp với trẻ, sạch đẹp an toàn.- Có máng rửa tay cho trẻ.- Không để cống lộ thiên, không để bùn lầy nước đọng hoặc rác.- Bố trí nơi tập kết rác và xử lý do rác mỗi ngày.- Thùng rác có nắp dậy, thuận tiện cho việc bỏ rác và vệ sinh thùng rác.- Quét vôi, sơn sửa 2 năm một lần.2 Chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe:

  • Khám sức khỏe đầu năm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ.
  • Hợp đồng thực phẩm có nguồn gốc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Có thực đơn hàng ngày trong tuần, bảo đẩm chế độ dinh dưỡng theo lứa tuổi.
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu mua, khâu bảo quản, khâu chế biến, khâu phân phối và cho ăn.
  • Lưu mẫu thực phẩm hàng ngày.
  • Tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ (cân đo theo tháng đảm bảo sức khỏe cho trẻ).
  1. Nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục:
  • Các cô luôn tận tâm, nhiệt tình với từng trẻ, giáo dục trẻ thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học về nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ theo quy định.
  • Tất cả các CB, GV, NV đều tuân thủ theo quy định của Vụ Giáo dục Mần non.

– Hiện tại nhóm trẻ có ….. lớp.

Tên lớp Số lượng trẻ/ lớp(cháu) Độ tuổi(tháng tuổỉ)
Nhóm trẻ 15 12  tháng tuổi trở lên

– Tuyển dụng đủ số lượng, chất lượng giáo viên và số trẻ các lớp tiêu chuẩn tại điều 38 điều lệ cơ sở mầm non.                                                              

   ………………….., ngày        tháng       năm 201        

  QUẢN LÝ NHÓM TRẺ           

UBND PHƯỜNG ……………………                                         CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

NHÓM TRẺ MN ……………………..                                                     Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO DỰ TOÁN THU CHI TÀI CHÍNH NĂM HỌC ………………..

Nhóm Trẻ Mầm non ………………….

xin báo cáo dự toán hoạt động tài chính năm học 2017 — 2018 như sau:

CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH:

  • Tiếp tục nghiên cứu và nắm vững các văn bản quy định về quản lý tài chính do Nhà nước quy định, cập nhật các văn bản về chế độ chính sách mới trong công tác quản lý tài chính năm …………. và nắm bắt kịp thời các văn bản hướng dẫn chi đạo của PGD-ĐT ………………..
  • Thực hiện tốt khâu lập kế hoạch, chấp hành và sử dụng có hiệu quả các khoản thu của nhà trường.
  1. DỰ TOÁN THU CHI NĂM ……………….. TRONG NHÓM TRẺ

 (TÍNH TRONG 01 THÁNG):

STT CÁC KHOẢN THU ĐƠN GIÁ(đồng/cháu) CÁC KHOẢN CHI
1 Học phí nhóm trẻ Chi lương, thưởng cho nhân viên trong những này lễ tết
2 Chất đốt Chi hết
3 Tiền ăn Chi hết
4 Tiền ngoài giờ Hổ trợ lương, khấu hao cơ sở vật chất
5 Tiền nước Chi hết

NHÓM TRẺ MẦM NON …………………………..

QUẢN LÝ NHÓM TRẺ

 UBND PHƯỜNG  ……………….                                                                                  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Nhóm Trẻ Mầm non …………………………………                                                                            Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

DANH SÁCH CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN ĐANG LÀM VIỆC TẠI NHÓM TRẺ MẦM NON VƯỜN TÀI NĂNG

STT HỌ VÀ TÊN NĂMSINH QUÊ QUÁNNƠI SINH NƠI THƯỜNG TRÚ TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CHỨC VỤ
1
2
3
4

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………., ngày     tháng     năm 201

QUY CHẾ

Tổ chức và hoạt động của Nhóm Trẻ Mầm non ………………..

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

  1. Quy chế này quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, cơ cấu tổ chức, lề lối làm việc và mối quan hệ của các đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc Nhóm Trẻ Mầm non Vườn Tài Năng
  2. Các đơn vị, tổ chức, giáo viên, nhân viên và trẻ em tại Nhóm Trẻ Mầm non Vườn Tài Năng đều thuộc đối tượng điều chỉnh của Quy chế này.

Điều 2. Vị trí pháp lý

  1. Nhóm Trẻ Mầm non Vườn Tài Năng là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, loại hình tư thục;
  2. Nhóm Trẻ Mầm non Vườn Tài Năng do bà ……………………. đầu tư thành lập; nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động là nguồn ngoài ngân sách nhà nước. Nhóm Trẻ Mầm non ………………. chịu sự quản lý của ủy ban nhân dân phường …………………….
  3. Nhóm trẻ có tư cách pháp nhân và có tài khoản riêng
  4. Trụ sở của nhóm trẻ đặt tại …………….., TP.
  5. Tên giao dịch của nhóm trẻ : Nhóm Trẻ Mầm non …………………

Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Nhóm trẻNhóm trẻ tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo Điều lệ trường mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, cụ thể:

  1. Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
  2. Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật
  3. Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
  4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.
  5. Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ em.
  6. Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.
  7. Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo quy định.
  8. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật

  CHƯƠNG II

CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG

Điều 4. Nhóm Trẻ Mầm non …………………

  1. Bà …………………., chủ đầu tư là tổ chức đại diện duy nhất quyền sở hữu của Nhóm trẻ, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng về quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục, phù hợp với quy định của pháp luật.
  2. Quyết định về chủ trương sừ dụng tài chính, tài sàn. Xây dựng và quyết định các chế độ thu chi tài chính trong nhóm trẻ theo quy định của Nhà nước. Huy động các nguồn vốn để xây dựng nhóm trẻ; phê duyệt dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm do Quản lý nhóm trẻ trình.
  3. Xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của nhóm trẻ; phê duyệt phương án về tổ chức bộ máy, biên chế và các vấn đề có liên quan đến nhân sự của nhóm trẻ do Quản lý nhóm trẻ đề xuất; đề nghị công nhận hoặc thôi công nhận người giữ chức vụ Quản lý nhóm trẻ, trình Ủy Ban nhân dân phường quyết định công nhận. Ký hợp đồng lao động với Quản lý nhóm trẻ sau khi được Ủy Ban nhân dân phường quyết định công nhận.
  4. Có kế hoạch và tổ chức giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động, trong việc thực hiện các quyết định của nhóm trẻ, giám sát Quản lý nhóm trẻ và kế toán trong việc chấp hành các qui định của Nhà nước.
  5. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch ủy ban nhân dân phường ………………….. về hoạt động của nhóm trẻ.
  6. Có trách nhiệm đầu tư cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tải liệu giảng dạy và học tập đáp ứng nhu cầu, chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;
  7. Tuyển chọn đội ngũ giáo viên, trực tiếp ký hợp đồng sử dụng giáo viên, nhân viên theo quy định
  8. Trả tiền lương, tiền thưởng và các chi phí khác cho giáo viên, nhân viên theo hợp đồng lao động.
  9. Đảm bảo an toàn và chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.
  10. Công khai các nguồn thu với cha mẹ hoặc người bảo trợ trẻ em, thực hiện thu, chi theo quy định tài chính.

Điều 5. Quản lý nhóm trẻ

  1. Quản lý nhóm trẻ là công dân nước Cộng hòa xà hội chủ nghĩa Việt Nam, được Ủy Ban Nhân Dân Phường Nguyễn Văn Cừ thành phố Quy Nhơn quyết định công nhận.
  2. Quản lý nhóm trẻ là người trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhóm trẻ, chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan quản lý giáo dục và bà …………………… về việc tổ chức, điều hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và những hoạt động khác trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
  3. Quản lý nhóm trẻ đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

– Đã tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Mầm Non.- Có giấy chứng nhận đã qua lớp quản lý về Mầm non – Bậc Hiệu Trưởng ……………………… tổ chức.- Chấp hành đúng chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước.- Có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ, có sức khỏe tốt, đủ năng lực tổ chức, quản lý theo chức năng nhiệm vụ được giao, có chứng chỉ hoàn thành chương ưình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục.

  1. Quản lý nhóm trẻ có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
  2. Tham gia xây dựng quy hoạch phát triển, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ của từng năm học; đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện với bà ……………….., ủy ban nhân dân phường …………………. thành phố Quy Nhơn.
  3. Tiếp nhận, quản lý trẻ, điều hành, tổ chức thực hiện các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; đề xuất khen thường, phê duyệt kết qủa, đánh giá trẻ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; bảo đảm trật tự an ninh, môi trường sạch, đẹp, an toàn trong nhà trường.
  4. Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý.
  5. Tổ chức thực hiện các quyết định lập dự toán kinh phí hoạt động hàng năm; báo cáo định kỳ tài chính và các hoạt động của nhóm trẻ theo quy định; kiến nghị biện pháp huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực trình lãnh đạo cấp trên phê duyệt; thực hiện xã hội giáo dục nhằm mục tiêu chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ và sự phát triển của nhóm trẻ.
  6. Thực hiện quy chế dân chủ ở nhóm trẻ và tạo điều kiện cho các tổ chức minh trị – xã hội trong nhóm trẻ hoạt động.
  7. Là quản lý trực tiếp tuyển dụng giáo viên; phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên nhân viên theo quy định; thực hiện các quy định của nhà nước, quyết định về lao động – tiên lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm, trợ cấp xã hội và thực hiện chế độ nghỉ hè, nghỉ các ngày lễ theo quy định cho các cán bộ, giáo viên và nhân viên.

Điều 6: Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn.

  1. Tổ trưởng và tổ phó chuyên môn do Quản lý nhóm trẻ bổ nhiệm.
  2. Tổ trưởng có trách nhiệm giúp Quản lý nhóm trẻ chỉ đạo công tác chuyên môn của tổ chuyên môn; xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn và kiểm tra theo dõi thực hiện chuyên môn của các thành viên trong tổ. Chịu trách nhiệm trước Quản lý nhóm trẻ về những việc phân công. Quyền hạn, nhiệm vụ của tổ trưởng theo quy định của điều lệ.
  3. Tổ phó chuyên môn có trách nhiệm giúp tổ trưởng theo dõi chi đạo chuyên môn của tổ chuyên môn, cùng với tổ trưởng chịu trách nhiệm trước Quản lý nhóm trẻ về những việc phân công. Quyền hạn, nhiệm vụ của tổ phó theo quy định của điều lệ.

Điều 7: Nhóm trẻTrẻ em được tổ chức theo nhóm trẻ: Trẻ em từ 12 tháng tuổi trở được tổ chức thành các nhóm trẻ, số trẻ tối đa trong một nhóm trẻ là 15 trẻ.Điều 8: Chương trình và hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ.Nhóm trẻ có trách nhiệm thực hiện chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Tổ chức hoạt động và thực hiện đánh giá kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định của Điều lệ trường mầm non. Có hệ thống hồ sơ sổ sách phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định. Có thực đơn cho trẻ ăn hàng ngày và có sổ thu chi tiền ăn của trẻ. Thực hiện việc công khai tài chính trước phụ huynh.Điều 9: Quan hệ giữa nhà trường với gia đình và xã hội.

  1. Nhà trường chủ động phối hợp với các cơ quan, các tổ chức chính trị xã hội và cá nhân có liên quan để thực hiện:
  2. Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ cho cha mẹ và cộng đồng; phối hợp với cơ quan y tế thực hiện phòng bệnh, khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em.
  3. Huy động các nguồn lực của cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục mầm non: góp phần xây dựng cơ sở vật chất; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn; nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
  4. Gia đình có trách nhiệm thường xuyên liên hệ và tham gia các hoạt động của nhóm trẻ để được thông báo kịp thời tình hình của trẻ em nhằm phối hợp va thống nhất trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
  5. Nhóm trẻ có Ban đại diện cha mẹ trẻ. Ban đại diện cha mẹ tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; phối hợp, tham gia kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà trường nhằm đảm bảo mục tiêu và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tuổi mầm non.

  CHƯƠNG IIIGIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN VÀ TRẺ EMĐiều 10: Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên, nhân viên1.Tiêu chuẩn:

  1. Là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chấp hành đầy đủ chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
  2. Có phẩm chất, đạo đức tốt, thương yêu và tôn trọng trẻ em;
  3. Có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm.
  4. Giáo viên mầm non phải có bằng trung cấp sư phạm mầm non trở lên.
  5. Nhiệm vụ:
  6. Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ theo hợp đồng lao đồng đã ký kết với bà ……………………..
  7. Thực hiện các nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non. Lập kế hoạch; xây dựng môi trường chăm sóc, giáo dục; tổ chức các hoạt động và chịu trách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; quản lý và đánh giá sự phát triển của trẻ. Tham gia các hoạt động khác của nhóm trẻ. Bảo đảm an toàn cho trẻ trong thời gian ở nhóm trẻ.
  8. Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo;
  9. Gương mẫu đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ; đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp.
  10. Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ cho các bậc phụ huynh. Chủ động phối hợp với gia đình đế thực hiện mục tiêu giáo dục.
  11. Rèn luyện sức khỏe, học tập văn hóa; bồi dưỡng chính trị và chuyên môn nghiệp vụ hàng năm để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục;
  12. Thực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật, nhóm trẻ và quyết định của Quản lý nhóm trẻ.
  13. Quyền hạn:
  14. Được bảo đảm các điều kiện để thực hiện các nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
  15. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng lương phụ cấp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật khi được cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
  16. Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự;
  17. Được thực hiện các quyền lợi khác theo quy định;
  18. Giáo viên, nhân viên được hưởng các chế độ tiền lương, tiền công, các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật và hợp đồng lao động;
  19. Giáo viên nhân viên trong nhóm trẻ được đề nghị xét tặng các danh hiệu thi đua và các danh hiệu cao quý khác do Nhà nước phong tặng theo luật thi đua khen thưởng quy định.

Điều 11. Những hành vi giáo viên và nhân viên không được làm

  1. Xúc phạm danh dự nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp.
  2. Xuyên tạc nội dung giáo dục. Đối xử không công bằng với trẻ em.
  3. Bớt xén khẩu phần ăn của trẻ, làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
  4. Giáo viên không được bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén chương trình nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục.
  5. Có biểu hiện tiêu cực trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

Diều 12: Quyền và nhiệm vụ của trẻ em

  1. Trẻ em ở nhóm trẻ có những quyền sau:
  2. a) Được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục theo mục tiêu, kế hoạch giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
  3. b) Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu.
  4. c) Trang phục sạch sẽ, gọn gàng phù hợp lứa tuổi, thuận tiện cho các hoạt động vui chơi và học tập;
  5. d) Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
  6. Yêu cầu đối với trẻ em trong nhóm trẻ
  7. Trẻ chuyên cần, tham gia các hoạt động chăm sóc, giáo dục dành cho trẻ em;
  8. Có lời nói cử chỉ lễ phép, có thói quen vệ sinh văn minh phù hợp lứa tuổi;
  9. Giữ gìn vệ sinh cá nhân và nơi công cộng.

CHƯƠNG IV TÀI CHÍNH, TÀI SẢNĐiều 13. Chế độ tài chínhNhóm trẻ hoạt động trên nguyên tắc tự thu chi, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính. Thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, kiểm toán, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định hiện hành. Thực hiện chế độ quản lý tài chính, chế độ kế toán, thống kê và chế độ chính sách theo quy định của nhà nước đối với các đơn vị ngoài công lập trong lĩnh vực giáo dục.Điều 14. Huy động vốnNhóm trẻ được vay tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước với hình thức ưu đãi theo quy định của pháp luật. Huy động các nguồn vốn hợp pháp khác thông qua hợp tác, liên kết với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, cá nhân trong và ngoài nước, vốn bổ sung từ kết quả hoạt động tài chính hằng năm.Điều 15. Nội dung thu, chi

  1. Nội dung thu:

Ngoài các nguồn vốn có được tại Điều 16, nhà trường được:

  • Thu học phí: Được thỏa thuận với phụ huynh về học phí;

Thu tiền ăn phục vụ trẻ bán trú được thực hiện trên nguyên tắc thu đủ – chi đủ, không kinh doanh thu lợi nhuận;

  • Thu tiền dịch vụ (đón và trả trẻ, tiếng Anh, vẽ, đàn, múadân gián, aerobic…)
  • Kinh phí nhà nứơc cấp thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng, thực các đề tài nghiên cứu khoa học, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, thực chương trình mục tiêu quốc gia (nếu có); được hồ trợ ngân sách khi hoàn thành nhiệm vụ Nhà nước giao.

–  Các khoản tài trợ, hỗ trợ, quà biếu, tặng, các khoản thu hợp pháp khác the quy định của phápluật.

  1. Nội dung chi:

Chi tiền lương, phụ cấp lương, tiền công, tiền thưởng; các khoản đóng góp bảo hiểm; hoạt động đoàn thể; các khoản chi phí hoạt động chuyên môn, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhóm trẻ;

  • Chi cho hoạt động giảng dạy, học tập, đào tạo … triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ giảng dạy, học tập;
  • Chi tiền ăn và phục vụ trẻ bán trú;
  • Chi học bổng, khen thưởng;
  • Chi quản lý hành chính;
  • Chi đầu tư xây dựng, sửa chữa cơ sở, vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi; tài liệu giảng dạy và học tập.
  • Trích khấu hao tài sản cố định;
  • Chi trả vốn vay và lãi vay;
  • Chi cho hoạt động nhân đạo, từ thiện;
  • Chi thực hiện nghĩa vụ thuế đối với cơ quan Nhà nước (sau thời gian được hường ưu đãi về chính sách thuế về xã hội hóa trên lĩnh vực giáo dục);
  • Chi phúc lợi tập thể, khen thưởng;
  • Các khoản chi hợp pháp khác.

Điều 16: Quản lý và sử dụng tài chính

  1. Nhà trường phải quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả vốn vay, vốn huy động như đã cam kết với tổ chức, cá nhân cho vay vốn;
  2. Căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính hàng năm, sau khi đã chi trả các khoản chi phí cần thiết nếu còn dư thì được trích lập một phần vào quỹ dự phòng.
  3. Nội dung các khoản chi và mức chi do nhóm trẻ tự quyết định và chịu trách nhiệm, nhưng phải đảm bảo tuân thủ các quy định của Nhà nước. Các nội dung chi phải được theo dõi, phản ánh đầy đủ trên sổ sách kế toán. Việc trích lập quỹ dự phòng, chi thưởng cho các cá nhân có thành tích do nhà đầu tư quyết định phù hợp với Quy chế tổ chức, hoạt động của nhà trường.
  4. Nhóm trẻ thường xuyên tự kiểm tra, nghiêm chỉnh chấp hành việc kiểm tra của cơ quan tài chính cấp trên theo quy định của Nhà nước về việc sử dụng kinh phí và tình hình tăng giảm nguồn vốn của nhóm trẻ.
  5. Hàng năm, nhóm trẻ thực hiện công khai hoạt động tài chính; Mức thu học phí, các khoản thu – chi.

Điều 19: Về cơ sở vật chất, trang thiết bị

  1. Đối với nhóm trẻ:

Có đủ giường nằm, chiếu, chăn, gối, màn, đồ dùng cá nhân cho trẻ như khăn mặt, ca, cốc uống nước; dụng cụ đựng nước uống và đủ nước uống hàng ngày cho trẻ; có đi bô, nước dùng cho trẻ hàng ngày;

  • Có đủ phương tiện, đồ dùng, đồ chơi và tài liệu cho hoạt động chơi và học tập có chủ đích; giá để đồ dùng, đồ chơi;

–   Có đủ đồ dùng, tài liệu cho giáo viên: Chương trình chăm sóc giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; sổ theo dõi trẻ; sổ kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ, sổ theo dõi tài sản của nhóm trẻ; tài liệu dùng để phố biến kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ.- Có bàn ghế đúng quy cách, một bàn và hai ghế cho hai trẻ; có bàn, ghế và bảng cho giáo viên;- Có đủ đồ chơi, tài liệu, đồ dùng cho hoạt động học có chú đích;- Có đủ đồ chơi và đồ dùng tự tạo bằng nguyên liệu địa phương; có kệ (giá) để đồ dùng đồ chơi.

  1. Bếp ăn: Vị trí bếp ăn đặt riêng, xa nhóm trẻ; đảm bảo an toàn cho trẻ và người sử dụng, được sắp xếp theo dây chuyền hoạt động một chiều, thực hiện vệ sinh thực phẩm.

Điều 17:  Quản lý và sử dụng tài sản

  1. Tài sản của nhóm trẻ bao gồm tài sản cá nhân, tập thể tham gia gộp vốn khi thành lập và phần tài sản được hình thành trong quá trình hoạt động (kể cả tài sản được hiến, tặng hoặc viện trợ không hoàn lại). Tài sản không được chia cho các cá nhân, chỉ sử dụng cho lợi ích chung của nhóm trẻ.
  2. Theo định kỳ hàng năm, nhóm trẻ thành tập hội đồng kiểm định giá trị tài sản và tái đầu tư bổ sung tài sản. Đối với tài sản không cần dùng hoặc hết giá trị để thanh lý, bán, để thu hồi nguồn tài chính cho nhóm trẻ.

CHƯƠNG VNGUYÊN TẮC VÀ LỀ LỐI LÀM VIỆCĐiều 18: Nhóm trẻ làm việc theo chế độ thủ trưởng các nội dung

  1. Xây dựng kế hoạch, duyệt kế hoạch của các tổ trưởng và toàn thể giáo viên.
  2. 2. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch của từng thành viên. Biểu dương khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác.

Điều 19: Về chế độ hội họp và thời gian làm việc

  • Nhà trường họp 1 tháng 1 lần vào tuần 4 cuối tháng.
  • Chuyên môn sinh hoạt 2 lần/ tháng (chiều thứ 6)
  • Việc tổ chức khai giảng, sơ kết, tổng kết theo quỹ định của Bộ Giáo dục va Đào tạo.
  • Các đoàn thể sinh hoạt theo quy định của đoàn thể.
  • Hội đồng thi đua khen thưởng tổ chức theo định kỳ (đầu năm giữa năm, cuối năm).
  • Hội đồng giáo dục họp 1 học kỳ 1 lần.
  • Hội phụ huynh học sinh họp 3 lần 1 năm.
  • Thời gian làm việc thực hiện theo quy định của giáo dục mầm non.

– Thực hiện chế độ ngày nghỉ trong năm của CBGVNV theo Luật Lao động quy định.  CHƯƠNG VITHANH TRA, KIỂM TRA, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠMĐiều 20: Thanh tra; kiểm tra

  1. Nhóm trẻ chịu sự thanh tra kiểm tra thường xuyên và đột xuất theo quy định của UBND Phường Nguyễn Văn Cừ về các mặt hoạt động của nhóm trẻ.
  2. Chủ nhóm trẻ chủ động tổ chức công tác tự kiểm tra các hoạt động của nhóm trẻ theo quy định hiện hành.

Điều 21: Khen thưởngTập thể, cá nhân cán bộ giáo viên và nhân viên có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục mầm non được đề nghị khen thưởng theo quy định.Điều 22: Xử lý vi phạmTập thể, cá nhân cá bộ giáo viên và nhân viên vi phạm các quy định của quy chế này thi tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành của Nhà nước và của nhóm trẻ.

CHƯƠNG VII TỔ CHỨC THỰC HIỆNĐiều 23:  Tổ chức thực hiện

  1. Tập thể, cá nhân cán bộ giáo viên và nhân viên nhóm trẻ chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này.
  2. Trong quá trình thực hiện, nếu có điểm nào chưa hợp lý, nhóm trẻ để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Điều 24:  Hiệu lực thi hành

  1. Quy chế này gồm 07 chương và 24 Điều;
  2. Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày được UBND Phường ……………………… chấp nhận cấp phép hoạt động giáo dục ./.

ĐỀ ÁN THÀNH LẬP TRƯỜNG MẦM NON

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM

                                                             Độc lập – Tự do – Hạnh phúc                                                                        

                                                                                                                                                   , ngày      tháng     năm 200…                                                                                        ĐỀ ÁN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNGTRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC ………………….. Căn cứ vào nghị quyết TW 2 khoá VIII về công tác xã hội hoá giáo dục Mầm non;Căn cứ vào nhu cầu thực tế của nhân dân khu vực phường và các phường lân cận có con em trong độ tuổi giáo dục mầm non;Căn cứ vào số lượng trường mầm non hiện có trong khu vực;Căn cứ vào vị trí xây dựng trường mầm non.Cơ sở mầm non tư thục………….. xin lập đề án tổ chức và hoạt động như sau: I/ Tên cơ sở: Trường MNTT…………………Địa điểm:Điện thoại:   II/ Mục tiêu mở trường Mầm non tư thục: Góp phần chăm sóc giáo dục các cháu Mầm non, hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới XHCN Việt Nam, chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào trường phổ thông. III/ Cơ cấu tổ chức:
  1. Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên dự kiến:………. người, trong đó:
Chủ trường:  Họ tên…… ngày tháng năm sinh….., trình độ….., hộkhẩu……Hiệu trưởng:Giáo viên các lớp:Giáo viên: Số lượng, trình độNhân viên:
  1. Chế độ chính sách:
Ký hợp đồng lao động theo quy địnhĐóng bảo hiểm theo quy định của Nhà nước IV/ Cơ chế hoạt động: 1.Qui mô phát triển:– Năm học ……..: Cơ sở dự kiến có: Lứa tuổi……..Số nhóm lớp ….Số cháu…..Số cô……..Nhà trẻ 24-36 tháng:Mẫu giáo: (Bé, Nhỡ, Lớn)Tổng cộng: – Năm học ……..: Cơ sở dự kiến phát triển như sau:Lứa tuổi….Số nhóm….., lớp…..Số cháu…..Số côNhà trẻ 18 – 24 tháng:Nhà trẻ 24 – 36 tháng:Mẫu giáo Bé:Mẫu giáo Nhỡ:Mẫu giáo Lớn:Tổng cộng: 2.Chất lượng chăm sóc giáo dục:
  1. a) Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng:
Thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ, không tuỳ tiện thay đổi hoặc cắt xén hoạt động.Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.Tổ chức cân và khám sức khoẻ cho trẻ theo định kỳ được qui định và tiêm phòng đầy đủ cho trẻ (Cân vào tháng 9, 12, 2, 4/hàng năm; Khám sức khoẻ vào tháng 9, 4/hàng năm).Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến và trong quy trình tổ chức giờ ăn. Hàng năm ký kết hợp đồng mua bán thực phẩm sạch.Xây dựng thực đơn theo mùa phù hợp. Đảm bảo cho trẻ được ăn đúng chế độ quy định.Có kế hoạch chỉ đạo tốt, giáo viên thực hiện tốt quy trình nuôi dưỡng tạo không khí vui vẻ trong khi ăn giúp trẻ ăn ngon miệng, hết suất.Thực hiện tốt chế độ kiểm tra định kỳ về các mặt: vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân… Rèn trẻ các kỹ năng, nề nếp, hành vi vệ sinh văn minh.
  1. b) Chất lượng giáo dục:
Thực hiện đúng, đủ chương trình theo quy định cho từng độ tuổi.Triển khai lồng ghép các nội dung giáo dục Dân số, giáo dục Dinh dưỡng, Giáo dục Luật lệ an toàn giao thông… vào chương trình dạy và mọi hoạt động.Đảm bảo 100% tiết dạy có đủ đồ dùng dạy và học…Đảm bảo đủ số lượng học phẩm đến từng cháu theo độ tuổi như: Vở, bút sáp, bút chì, giáy màu…
  1. Xây dựng điều kiện thiết yếu:
  2. a) Bồi dưỡng đội ngũ:
Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn chuyên môn do Phòng GD – ĐT tổ chức và các buổi kiến tập của các trường trong quận.Chủ động liên hệ với trường mầm non Công lập trên địa bàn để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về quản lý và chuyên môn.Đẩy mạnh công tác tự bồi dưỡng bằng nhiều hình thức như: kiến tập, tham quan…
  1. b) Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
Cơ sở được xây dựng tại:….Vị trí:…..Diện tích (mặt bằng, sân chơi, diện tích sử dụng, diện tích phòng học…)Có ….. phòng: số lượng từng phòng (phòng đón, phòng hoạt động chung, phòng học, vệ sinh, bếp ăn…)Đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị (trong lớp, ngoài sân):….Trong mỗi phòng học có đầy đủ trang thiết bị hiện đại để chăm sóc, giảng dạy các cháu như: Máy điều hoà, đàn oocgar, đầu VCD, tivi, giường, đệm, chăn gối, giá góc, đồ dùng dạy học hiện đại, đồ chơi chất lượng cao…đủ cho trẻ hoạt độngBếp ăn: Đảm bảo nguyên tắc bếp 1 chiều, có đủ các trang thiết bị chất lượng cao phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng như: Tủ hấp cơm, nồi xoong bát inox, Tủ lạnh lưu nghiệm thức ăn….Trang trí, sắp xếp môi trường trong lớp và ngoài lớp học:………..Hàng năm cơ sở có kế hoạch cải tạo, nâng cấp CSVC, bổ sung mua sắm, bảo quản các thiết bị đồ dùng, đồ chơi phù hợp với yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ.
  1. Công tác quản lý:
Chủ trường: chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về mọi hoạt động của cơ sở.Hiệu trưởng: Chịu trách nhiệm trước chủ cơ sở, các cấp quản lý giáo dục, phụ huynh học sinh về mọi mặt hoạt động chăm sóc giáo dục, tổ chức kế hoạch quản lý thi đua…Mọi giáo viên và nhân viên đều phải chịu trước pháp luật về các hành vi công tác của mình.Quản lý hồ sơ cán bộ, giáo viên, nhân viên theo đúng quy định của Nhà nước.Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý.Đẩy mạnh công tác kiểm tra nội bộ cơ sở (tăng cường kiểm tra đột xuất).Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo.Thu chi đúng văn bản quy định…Trường Mầm non tư thục là một loại hình Giáo dục mới phát triển trong mấy năm gần đây. Để thực hiện phương châm “Giáo dục là nhiệm vụ của toàn xã hội”, chúng tôi mong nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ về mọi mặt của các ngành, các cấp đặc biệt là của Phòng Giáo dục – Đào tạo quận(huyện) ………………… về lĩnh vực chuyên môn.Trên đây là toàn bộ đề án tổ chức và hoạt động của cơ sở mầm non tư thục…………Kính đề nghị các cấp quan tâm xem xét và ra quyết định thành lập cho cơ sở.Xin trân trọng cảm ơn!Người lập đề án(Ký và ghi rõ họ tên )    

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *