HỆ THỐNG BẾP MỘT CHIỀU ĐÚNG CHUẨN BỘ GIÁO DỤC

Để thành lập trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ là cả một vấn đề lớn!

Chắc hẵn các nhà đầu tư và nhà thiết kế, tư vấn cũng đang rất đau đầu, không biết làm thế nào để thành lập được một cơ sở đạt chuẩn theo quy định và xin được giấy phép hoạt động của BGD một cách dễ dàng. Một trong vấn đề đáng chú ý mà Vạn Phúc muốn nhắc đến ở đây là Hệ thống nhà bếp trong các trường mầm non, trường mẫu giáo,…

Có thể bạn chưa biết, Nhà bếp – là nơi luôn được chú trọng nhất trong các cơ sở giáo dục.

Theo Khoản 3 Điều 6 Tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, TH, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học Ban hành kèm theo Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ 11/07/2020), nhà bếp, kho bếp của trường mầm non phải đáp ứng tiêu chuẩn sau:

– Nhà bếp: độc lập với các khối phòng chức năng khác; gồm có khu sơ chế, khu chế biến, khu nấu ăn, khu chia thức ăn; được thiết kế và tổ chức theo dây chuyền hoạt động một chiều;

– Kho bếp: phân chia riêng biệt kho lương thực và kho thực phẩm; có lối nhập, xuất hàng thuận tiện, độc lập và phân chia khu vực cho từng loại thực phẩm; có thiết bị bảo quản thực phẩm.

Vậy thế nào là dây chuyền hoạt động một chiều? Nguyên tắc hoạt động của bếp một chiều là gì? Các bộ phận chính của bếp một chiều gồm những khu vực nào? Các thiết bị  nhà bếp cần thiết ….v..v… Hãy cùng Vạn Phúc tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

1. Dây chuyền hoạt động một chiều là gì?

Dây chuyền hoạt động một chiều hay còn gọi là Bếp 1 chiều trong các trường mầm non là chuỗi hoạt động của các bộ phận trong khu vực bếp cần phải tuân thủ theo một chiều nhất định. Đảm bảo quá trình lưu thông một chiều.

Quy trình bếp 1 chiều trường mầm non cần phải đảm bảo thực phẩm sống và thực phẩm chín tách rời nhau riêng biệt, không được lẫn lộn với nhau.Sơ đồ nguyên lý bếp một chiều

2. Nguyên tắc bếp một chiều:

Nguyên tắc quan trọng nhất trong việc thiết kế Hệ thống bếp một chiều ở trường mầm non là phải đảm bảo quy trình bếp có sự lưu thông một chiều của thực phẩm. Tách biệt giữa thực phẩm sống và chín, tránh sự chồng chéo trong các khâu nấu nướng.  

=> Không để xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo, Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm một cách tối đa.

3. Các khu vực chính của hệ thống bếp một chiều.

3.1. Khu tiếp nhận nguyên liệu đầu vào

Đầu vào được chia làm 02 loại: thực phẩm khô và thực phẩm tươi sống

– Thực phẩm khô phải được bảo quản ở nơi khô thoáng, không bị ẩm ướt. Nên sử dụng các kệ inox nhiều tầng, giá để bằng inox, tủ inox để bảo quản một cách tốt nhất.

– Thực phẩm tươi sống phải được bảo quản trong tủ lạnh, tủ đông để giữ được độ tươi của thực phẩm.

Để khu vực này hoạt động hiệu quả nhất thì cần phải trang bị thêm đầy đủ các dụng cụ, thiết bị như: bàn tiếp phẩm inox, giá kệ inox, cân, tủ inox, bồn rửa inox,…

3.2 Khu sơ chế thực phẩm tươi sống

Thực phẩm tươi sống gồm cá, thịt, rau, củ, quả, trái cây…

Cần phải phân loại sơ bộ các loại thực phẩm tươi sống và sơ chế, rửa ở những khu vực khác nhau.

Ví dụ: cá thịt => rửa ở bồn rửa cá, thịt; Rau, củ quả => rửa ở bồn rửa rau, củ, quả; Trái cây => rửa ở bồn trái cây…

Bồn rửa Inox

Tất cả thực phẩm phải được sơ chế sạch sẽ trước khi đưa sang khu vực khác.

Các thiết bị cần thiết được trang bị trong khu vực này đó là: bàn sơ chế thực phẩm inox, kệ inox,  bồn rửa inox,  giá phẳng inox, giá treo, dao, thớt,…

3.3 Khu tẩm ướp gia vị

Sau khi thực phẩm được sơ chế sạch sẽ thì chúng ta tiến hành xử lý, tẩm ướp gia vị cho từng món ăn ở khu vực này.

Tẩm ướp gia vị xong, cần phải dùng băng quấn thực phẩm để bọc lại hoặc dùng nắp để đậy kín trước khi đưa vào nấu chín.

3.4 Khu nấu nướng

Đây là khu vực quan trọng nhất trong nhà bếp mầm non. Thực phẩm phải được chế biến, nấu chín để tạo ra những món ăn ngon.

he thong bep

Các thiết bị nhà bếp không thể thiếu:

  • Bếp nấu (bếp công nghiệp inox): bếp á, bếp âu, bếp nướng, nồi nấu canh inox, nồi hầm xương, nồi nấu cháo, bếp chiên nhúng, ….
  • Tủ nấu cơm inox: giúp nấu lượng cơm lớn một cách nhanh chóng và tiết kiệm thời gian
  • Thiết bị giữ nóng thức ăn: tủ hâm nóng thức ăn để giúp món ăn luôn được hâm nóng trước khi dùng.
  • Hệ thống hút khói/ chụp hút khói: để khử mùi cho nhà bếp, tạo không khí tươi mát cho không gian bếp. Hạn chế tối đa sự phát triển của vi khuẩn.
  • Bàn trung gian inox: dùng để đặt gia vị phục vụ cho việc nấu nướng.
  • Bàn lạnh: để các thực phẩm nguội như salad, nước chấm, nước sốt…

3.5 Khu soạn đồ và chia thức ăn

Sau khi nấu chín, các món ăn phải được chuyển đến một khu vực riêng để bảo quản và tách biệt với thực phẩm tươi sống.Thiết bị cần sử dụng: Bàn chia thức ăn inox, khay inox,….

3.6 Khu vệ sinh, làm sạch

Mọi vật dụng và dụng cụ ăn uống đều phải được vệ sinh sau khi sử dụng để chuẩn bị cho bữa ăn tiếp theo.

Thiết bị nhà bếp cần thiết:

  • Bàn đổ thức ăn thừa, xe đẩy inox: giúp lấy thức ăn thừa và vận chuyển dụng cụ, các thiết bị bếp inox trường mầm non.
  • Máy rửa chén bát: giúp tiết kiệm thời gian, rửa chén bát dụng cụ, tự động phun chất rửa và nước nóng để bát đĩa sạch, nhanh khô.
  • Kệ inox, tủ inox để up dụng cụ sau khi rửa. 

Để biết thêm thông tin chi tiết về Hệ thống bếp một chiều, xin vui lòng liên hệ đến Hotline: 0886.44.66.55 để được tư vấn miễn phí.

4. Tư vấn – Thi công hệ thống nhà bếp một chiều uy tín, đạt chuẩn Bộ Giáo Dục

Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực mầm non, Vạn Phúc được biết đến như là một trong những đơn vị thi công và cung cấp thiết bị nhà bếp uy tín nhất trên thị trường hiện nay.

Đến với chúng tôi, quý khách sẽ được trải nghiệm được sự chuyên nghiệp qua quá trình khảo sát – tư vấn – đưa ra phương án xây dựng hệ thống bếp hợp lí. Đảm bảo an toàn và theo đúng quy định của BGD&ĐT đề ra.

Vạn Phúc cam kết mang đến các sản phẩm tốt nhất với giá cả cạnh tranh nhất. Đảm bảo mang đến một không gian bếp phù hợp với từng diện tích. Ngoài ra, chúng tôi còn cun g cấp dịch vụ bảo hành, sửa chửa xuyên suốt quá trình hoạt động.

Hãy đến với chúng tôi và cảm nhận sự khác biệt. Chân thành cám ơn!!!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *